Trà chanh chém gió
Trào lưu này rộ lên ở TP HCM từ năm 2012, ban đầu chỉ xuất hiện ở vài con đường nhưng 1-2 tháng sau đã lan rộng khắp nơi. Rất nhiều người, nhất là giới trẻ kéo tới thưởng thức loại thức uống vốn mới mẻ với người Sài Gòn khiến các quán trà chanh chém gió mọc lên như nấm. Có con đường xuất hiện cả chục quán san sát nhau, đông khách nhất là tầm chiều muộn đến tối. Doanh thu nhiều quán 3-4 triệu đồng mỗi ngày, tuy nhiên, mức này chỉ duy trì được khoảng 2-3 tháng, càng về sau số lượng khách giảm dần. Không chịu nổi cảnh thua lỗ, nhiều quán đã đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh.
Theo tiết lộ của một chủ quán trên đường Lê Thị Riêng (quận 1), thời cực thịnh, tiệm trà chanh của chị ngày nào cũng thu 3 triệu đồng, ế lắm thì một triệu nhưng hơn nửa năm nay, buôn bán quá èo uột, trong khi chi phí thuê mặt bằng hơn chục triệu, rồi tiền thuế, nguyên liệu đầu vào... nên thu không bù nổi chi. Tháng vừa rồi, chị chuyển sang bán bánh đa cua vào ban ngày và chuẩn bị trả lại mặt bằng.
Các quán trà chanh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bạch Đằng, Bùi Đình Túy ở quận Bình Thạnh nay cũng thưa thớt dần khi mô hình kinh doanh này bước vào giai đoạn lụi tàn.
Nguyên nhân khiến trào lưu trà chanh chém gió từng lên cơn sốt một thời nay thoi thóp và dần biến mất, theo giới kinh doanh là vì ai ai cũng bán, trong khi nhu cầu không quá cao. Mặt khác, nhiều thông tin cho rằng quy trình pha chế không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến mọi người gần như xa lánh loại thức uống vốn chỉ mới nổi lên một năm.
Trào lưu "trà chanh chém gió" nay đã hết thời. Ảnh: Anh Quân.
Phô mai que
Cùng thời với "trà chanh chém gió", phô mai que giá 7.000-10.000 đồng một que cũng tạo cơn số với giới trẻ và có trong thực đơn của nhiều hàng quán. Đi đến đâu cũng thấy nhiều bạn trẻ hỏi nhau về món ăn vặt mới lạ này. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này chỉ sôi động được vài tháng rồi trầm lắng.
Trên đường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Xô Viết Nghệ Tĩnh trước đây có 3-4 quán và hàng chục xe đẩy nhưng nay chỉ còn rớt lại 1-2 quán. Nhiều quán ở đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) mở chưa tròn tháng đã âm thầm đóng cửa.
Theo giới kinh doanh, thông tin phô mai que làm từ cao su khiến sức hút của món ăn này giảm đáng kể. Sau giai đoạn dùng thử vì hiếu kỳ, người Sài Gòn không còn ưa chuộng nhiều như trước, kết thúc trào lưu phô mai que chỉ trong vài tháng.
Chè khúc bạch
Sau trào lưu trà chanh chém gió và phô mai que là thời của chè khúc bạch. Cơn sốt lan nhanh tới nỗi cách đây một năm, đâu đâu cũng thấy bán loại chè này, thậm chí nhiều quán ăn, quán cà phê cũng tranh thủ bổ sung vào thực đơn của mình.
Các quán ở đường Trần Quang Khải, Bùi Viện, Trần Khắc Chân... nhanh chóng được giới trẻ đóng đô và đưa vào danh sách những địa điểm ăn vặt yêu thích. Giờ cao điểm, nhiều người phải đợi rất lâu mới được phục vụ nhưng họ vẫn cố chờ để nếm thử món ăn "đình đám" này.
Lúc mới xuất hiện, mỗi chén chè có giá 20.000-30.000 đồng nhưng khi mô hình này nhân rộng, giá lập tức hạ xuống còn 15.000-20.000 đồng. Tuy nhiên, cũng chỉ được vài tháng, các hàng quán ế ẩm, lượng khách ít đi. Cơn sốt này nhanh chóng lắng xuống khi nhiều thông tin và hình ảnh về chất gelatin được chế biến từ da lợn thối Trung Quốc khiến không ít người phải rùng mình. Thêm vào đó, thời tiết dần mát mẻ, món chè thanh mát giải nhiệt cũng không còn phù hợp nữa. Do vậy, cơn sốt chè khúc bạch lóe lên rồi vụt tắt trong vài tháng.
Thành phần cơ bản của loại chè này là gelatin, sữa tươi, đường và dầu hạnh nhân. Cho sữa tươi, kem tươi, đường cát trắng vào nồi đun sôi lửa nhỏ đến khi tan hết đường thì đổ dung dịch gelatin vào nồi đun nóng, pha các loại hương vị, trái cây vào sau đó lên khuôn, để nguội hẳn cho vào tủ lạnh khoảng 4-5 tiếng là dùng được.
Bún đậu mắm tôm đã qua cơn sốt ở Sài Gòn. Ảnh: Hồng Châu
Bún đậu mắm tôm
Cùng số phận với các mô hình kinh doanh trên, bún đậu mắm tôm có mặt ở TP HCM từ đầu năm, chỉ với vài ba quán nhưng nhanh chóng phủ khắp các con đường, thu hút cả sự quan tâm đầu tư của giới nghệ sĩ.
Thời gian đầu, nhiều quán lãi hơn chục triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó chỉ một số nơi còn trụ vững, nhiều quán khác phải bù lỗ và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Một số quán ra đời đầu tiên giờ đây đã vãn khách nhiều, chỉ còn những người thực sự yêu thích món ăn và cảm thấy hợp khẩu vị mới tìm đến quán để tiếp tục thưởng thức.
Theo giới kinh doanh, nguyên nhân khiến bún đậu mắm tôm ngày càng ế ẩm là vì quá nhiều người chạy theo mô hình này. Bún đậu mắm tôm là món dễ làm, ai cũng có thể chế biến được nên chỉ cần ăn một lần, thực khách có thể tự về nhà chế biến mà không cần đến quán nên lượng khách giảm. Mặt khác, thông tin đậu phụ chứa thạch cao cũng khiến nhiều người tránh xa món ăn này.
Trên đường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Xô Viết Nghệ Tĩnh trước đây có 3-4 quán và hàng chục xe đẩy nhưng nay chỉ còn rớt lại 1-2 quán. Nhiều quán ở đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) mở chưa tròn tháng đã âm thầm đóng cửa.
Theo giới kinh doanh, thông tin phô mai que làm từ cao su khiến sức hút của món ăn này giảm đáng kể. Sau giai đoạn dùng thử vì hiếu kỳ, người Sài Gòn không còn ưa chuộng nhiều như trước, kết thúc trào lưu phô mai que chỉ trong vài tháng.
Chè khúc bạch
Sau trào lưu trà chanh chém gió và phô mai que là thời của chè khúc bạch. Cơn sốt lan nhanh tới nỗi cách đây một năm, đâu đâu cũng thấy bán loại chè này, thậm chí nhiều quán ăn, quán cà phê cũng tranh thủ bổ sung vào thực đơn của mình.
Các quán ở đường Trần Quang Khải, Bùi Viện, Trần Khắc Chân... nhanh chóng được giới trẻ đóng đô và đưa vào danh sách những địa điểm ăn vặt yêu thích. Giờ cao điểm, nhiều người phải đợi rất lâu mới được phục vụ nhưng họ vẫn cố chờ để nếm thử món ăn "đình đám" này.
Lúc mới xuất hiện, mỗi chén chè có giá 20.000-30.000 đồng nhưng khi mô hình này nhân rộng, giá lập tức hạ xuống còn 15.000-20.000 đồng. Tuy nhiên, cũng chỉ được vài tháng, các hàng quán ế ẩm, lượng khách ít đi. Cơn sốt này nhanh chóng lắng xuống khi nhiều thông tin và hình ảnh về chất gelatin được chế biến từ da lợn thối Trung Quốc khiến không ít người phải rùng mình. Thêm vào đó, thời tiết dần mát mẻ, món chè thanh mát giải nhiệt cũng không còn phù hợp nữa. Do vậy, cơn sốt chè khúc bạch lóe lên rồi vụt tắt trong vài tháng.
Thành phần cơ bản của loại chè này là gelatin, sữa tươi, đường và dầu hạnh nhân. Cho sữa tươi, kem tươi, đường cát trắng vào nồi đun sôi lửa nhỏ đến khi tan hết đường thì đổ dung dịch gelatin vào nồi đun nóng, pha các loại hương vị, trái cây vào sau đó lên khuôn, để nguội hẳn cho vào tủ lạnh khoảng 4-5 tiếng là dùng được.
Bún đậu mắm tôm đã qua cơn sốt ở Sài Gòn. Ảnh: Hồng Châu
Bún đậu mắm tôm
Cùng số phận với các mô hình kinh doanh trên, bún đậu mắm tôm có mặt ở TP HCM từ đầu năm, chỉ với vài ba quán nhưng nhanh chóng phủ khắp các con đường, thu hút cả sự quan tâm đầu tư của giới nghệ sĩ.
Thời gian đầu, nhiều quán lãi hơn chục triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, 2 tháng sau đó chỉ một số nơi còn trụ vững, nhiều quán khác phải bù lỗ và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Một số quán ra đời đầu tiên giờ đây đã vãn khách nhiều, chỉ còn những người thực sự yêu thích món ăn và cảm thấy hợp khẩu vị mới tìm đến quán để tiếp tục thưởng thức.
Theo giới kinh doanh, nguyên nhân khiến bún đậu mắm tôm ngày càng ế ẩm là vì quá nhiều người chạy theo mô hình này. Bún đậu mắm tôm là món dễ làm, ai cũng có thể chế biến được nên chỉ cần ăn một lần, thực khách có thể tự về nhà chế biến mà không cần đến quán nên lượng khách giảm. Mặt khác, thông tin đậu phụ chứa thạch cao cũng khiến nhiều người tránh xa món ăn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét